image4 602w423h

Quan Liêu Là Gì?

Quan liêu là gì? Tình trạng này hay xảy ra ở bộ máy cầm quyền. Đó là sự tha hóa về quyền lực, là tâm lý ham danh, lợi dụng chức quyền, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.

Hiện nay, tình trạng quan liêu đã tạo ra một khoảng cách quá lớn, làm tổn thương đến mối quan hệ giữa dân và Đảng cùng các tổ chức cầm quyền. Vậy quan liêu là gì? Bản chất của tình trạng này như thế nào và làm sao để trải quyết triệt để được vấn đề này? Cùng tìm hiểu trong bài viết này của New Rich.

Quan liêu là gì?

Quan liêu là gì? Đây là từ để chỉ các cán bộ không thực tế, nó còn gọi là bệnh hình thức, không theo đường lối quần chúng, cũng không làm đúng các chính sách của Nhà Nước. Những người quan liêu thường không đi sâu, không nắm rõ, cũng không sát sao công việc, chỉ đạo một cách chung chung, đại khái.

Tác phong của những người này thường thiếu quân chủ, không giữ đúng nguyên tắc lãnh đạo, cũng không có sự đôn thúc cấp dưới, không kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm. Gây ra các thiệt hại lớn về tài sản, kinh tế và không mang lại hiệu quả trong công việc.

Quan Liêu Là Gì

Ý nghĩa của từ “quan liêu”

Từ “quan liêu” có từ “quan” chỉ quan lại, những người có chức quyền. Từ này ngày xưa thường được dùng ở thời phong kiến. Cho đến những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội Châu Âu chuyển biến mạnh mẽ, nhất là ở Đức và Pháp. Điều này đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều học thuyết xã hội.

Trong đó, khái niệm “quan liêu” (Bureaucracy) có 2 thành tố là: “Bureau” và “cracy”, trong đó, “Bureau” có nghĩa là bàn giấy làm việc của các cơ quan cầm quyền, “cracy” có nghĩa là chế độ. Hiểu đơn giản thì “quan liêu” là một chế độ bàn giấy. Vì thế, từ này hoàn toàn trung tính và không hề có ý nghĩa gì xấu cả.

Bản chất của quan liêu

Bản chất của quan liêu chính là một “bệnh” chỉ sự tha hóa trong cơ quan cầm quyền. Nó có nghĩa là bên ngoài thì hình thức nhưng bên trong lại là tâm lý hám danh lợi, chạy theo thành tích, địa vị, quyền lực, hoặc lợi dụng chức quyền và sơ hở trong bộ máy quản lý để mưu cầu lợi ích cá nhân. Điều này dẫn đến rất nhiều người lạm chức quyền và lộng quyền, dẫn đến nhiều người bị ảnh hưởng, áp bức và gây thiệt hại nặng nề về chữ tín, cũng như thiếu hụt về tiền bạc, tài sản.

Đặc biệt, những người mắc bệnh quan liêu thường luôn tự mãn, chủ quan mọi thứ, ích kỷ, không có cái nhìn khách quan và thường hạnh họe, hách dịch.

Quan Liêu Là Gì

Ngoài ra, bản chất của quan còn thể hiện ở việc xa rời quần chúng nhân dân, xa thực tế, xa vời cuộc sống, chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà không quan tâm đến những yếu tố bên trong. Chính điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến bộ máy, tổ chức và năng lực của người đó.

Căn bệnh này còn có thể làm tê liệt và vô hiệu hóa bộ máy tổ chức, làm xói mòn đạo đức của các cán bộ và đảng viên nào đó. Nó còn có khả năng là rạn nứt mối quan hệ giữa nhân dân và cán bộ, khiến cho dân chúng hiểu sai lệch về sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Có thể thấy rằng, khi căn bệnh này xâm nhập vào tổ chức cán bộ, nó sẽ gây ra sự trì trệ về mọi lĩnh vực trong đời sống con người.

Giải pháp khắc phục tình trạng quan liêu trong công tác cán bộ

Để khắc phục được tình trạng quan liêu, ngay từ những người đứng đầu cần có các biện pháp triệt để, thắt chặt để khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt, cụ thể như sau:

Điều chỉnh, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và nâng cao nhận thức đấu tranh với quan liêu

Bên cạnh việc lựa chọn ra những người ưu tú, các tổ chức cần phải cải tiến, điều chỉnh và có sự sắp xếp lại bộ máy cho hợp lý để kịp thời ngăn chặn tình trạng quan liêu.

Thường xuyên rà soát chặt chẽ, luôn tạo cơ hội cho các cán bộ có năng lực, có trí tuệ và bản lĩnh.

Bên cạnh đó, cần phải “đánh tư tưởng” ngay từ đầu, cũng như rèn luyện tính khiêm nhường, biết tự nhận lỗi, biết đấu tranh, thấu tình đạt lý.

Tổ chức cho dân chúng tham gia vào công tác tổ chức cán bộ

Dân chủ chính là một yêu cầu cao nhất trong xã hội. Các tổ chức, bộ máy nhà nước cần công khai hóa để nhân dân cùng tham gia. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn thường xuyên xảy ra những vấn đề như, dân có khả năng nhận thức và phán đoán, nhưng lại chưa được nghe về các thông tin từ phía trên xuống hoặc nghe nhiều thông tin khác nhau từ nhiều nguồn, điều này sẽ càng không thể đấu tranh được với nạn quan liêu.

Giáo dục quan điểm quần chúng và xây dựng tác phong

Để xây dựng được quan điểm quần chúng, các cán bộ cần có lòng trung thành với một tư tưởng chung, đức tính hy sinh, tận tụy với công việc, sẵn sàng phục vụ dân, vì dân, tôn trọng và kính trọng dân.

Để xây dựng được tác phong làm việc khoa học, trước hết cần phải xây dựng tư duy, rồi qua một quá trình rèn luyện và đưa ra thực tiễn để kiểm nghiệm.

Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát

Công tác kiểm tra, rà soát là hoạt động tất yếu mà các tổ chức cần thực hiện. Thông qua các công tác kiểm tra sẽ phát hiện ra được các khuyết điểm, các sai lầm và những hành vi lợi dụng chức quyền…

Ngoài ra, nhờ công tác kiểm tra này mới có thể phát hiện ra và xử lý kịp thời những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, nhờ đó, bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách, đường lối phù hợp hơn.

Quan Liêu Là Gì

Tóm lại, các tổ chức đảng viên, bộ máy nhà nước cần khách quan, trung thực, nhìn nhận thẳng vào vấn đề, không giấu diếm những điều sai trái. Cần thể hiện sự kiên quyết, phê bình, giữ đúng nguyên tắc để hạn chế tình trạng quan liêu. Đặc biệt, cần cảnh giác và có các biện pháp triệt để trước các thế lực thù địch, cùng những phần tử có ý đồ công kích, xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ và lôi kéo quần chúng vào những điều tiêu cực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *