image1 602w376h

Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội

Bảo hiểm xã hội từ trước đến nay đã là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc. Nó giúp con người đảm bảo đời sống vật chất, an sinh xã hội và được xem là chế độ ưu đãi của Nhà nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nó và nắm được tầm quan trọng của BHXH. Cùng bài viết này tìm hiểu thông tin cần biết và cách tính bảo hiểm xã hội chính xác nhất.

Bảo hiểm xã hội là gì? Có mấy loại?

Bảo hiểm xã hội là sự bù đắp hoặc đảm bảo và thay thế một phần thu nhập của người lao động khi họ mất thu nhập do bệnh tật, đau ốm, tai nạn, hết tuổi lao động hoặc trở thành nguồn an ủi, chữa lành khi người tham gia BHXH qua đời, trên cơ sở đóng quỹ bảo hiểm xã hội.

cách tính bảo hiểm xã hội

Trước khi tìm hiểu cách tính bảo hiểm xã hội thì loại bảo hiểm này được chia làm 2 loại như sau:

+ BHXH bắt buộc: Đây là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức cho người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.

Theo điều 86 Luật BHXH năm 2014 thì người đóng theo hình thức này sẽ thanh toán theo hình thức: Đóng hàng tháng hoặc 3 tháng/lần, 6 tháng/lần.

+ BHXH tự nguyện: Hình thức này được Nhà nước tổ chức mà người tham gia có quyền lựa chọn mức đóng phù hợp với nhu cầu và có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia theo hình thức này vẫn có thể hưởng chế độ lương hưu và tử tuất (qua đời).

Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, người đóng BHXH theo hình thức này sẽ thanh toán: Hàng tháng, 3 tháng/lần, 6 tháng/lần, 12 tháng/lần hoặc 1 lần cho nhiều năm (Không quá 5 năm/lần).

Những lợi ích mà bảo hiểm xã hội đem lại?

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người dân được hưởng rất nhiều lợi ích đi kèm. Bên cạnh việc nên biết cách tính bảo hiểm xã hội thì nên hiểu được các điều kiện và lợi ích trước khi tham gia. Hơn hết, tất cả các chính sách của bảo hiểm xã hội đều nhằm mục đích bảo đảm an sinh xã hội, đời sống vật chất cho người dân, cụ thể như sau:

Được hưởng trợ cấp khi bệnh tật, ốm đau

Để được hưởng thời gian nghỉ đau ốm, sẽ dựa trên số năm đóng bảo hiểm xã hội và bạn cần tham gia đủ thời gian để được hưởng lợi ích:

  • Được nghỉ 30 ngày với người đóng dưới 15 năm.
  • Được nghỉ 40 ngày với người đóng BHXH 15 năm – dưới 30 năm.
  • Thời gian đóng ít nhất 30 năm được nghỉ 40 ngày.
  • Được cộng thêm 10 ngày nghỉ trong trường hợp người lao động làm việc ở môi trường độc hại.

Bên cạnh đó, với những bệnh thông thường sẽ có mức trợ cấp bằng 75% tháng lương gần nhất trước khi nghỉ ốm. Với người bệnh phải điều trị lâu dài sẽ có mức hưởng thấp hơn và tùy theo thời gian đóng BHXH.

Tham gia BHXH có lương hưu

Để đảm bảo cuộc sống vật chất của người dân, khi đã hết độ tuổi làm việc đối với người tham gia BHXH sẽ được nhận trợ cấp bằng lương hưu và trợ cấp một lần.

Người đủ điều kiện sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức trung bình khi đóng BHXH (đối với người 15 năm). Với những người tham gia trên 15 năm, cứ mỗi năm sẽ tính thêm 2%. Mức tối đa được hưởng hàng tháng là 75%. Ngược lại, nếu nghỉ hưu sớm, cứ 1 năm giảm 2%.

Đối với trợ cấp một lần, sẽ được hưởng cao hơn mức 75% lương bình quân đóng BHXH. Mỗi một tháng đóng bảo hiểm sẽ được trợ cấp 0.5 tháng lương.

cách tính bảo hiểm xã hội

Hưởng chế độ và trợ cấp dành cho thai sản

Đây là lợi ích nhằm bảo đảm quyền lợi cho những người lao động không thể làm việc vì đang mang thai, sinh con…

Trường hợp nghỉ sinh con sẽ được trợ cấp một lần tính bằng 2 lần mức lương cơ sở và sẽ được hưởng 6 tháng bình quân lương tháng đã đóng BHXH.

Về thời gian nghỉ trong quá trình đang mang thai hoặc sinh đẻ như sau:

  • Khi khám thai, được nghỉ 5 lần, mỗi ngày 1 lần.
  • Trường hợp không may phải nghỉ do sảy/nạo/phá thai hoặc do bệnh lý sẽ được nghỉ theo tuổi thai: Dưới 5 tuần nghỉ 10 ngày, 5-13 tuần nghỉ 20 ngày, 13-25 tuần được nghỉ 40 ngày và trên 25 tuần nghỉ 50 ngày.
  • Nghỉ 6 tháng với người sinh thường, một con, nếu có thêm một con sẽ được tăng thêm 1 tháng nghỉ.
  • Lao động nam nghỉ khi có vợ sinh con: Được nghỉ 5 ngày nếu sinh thường và 7 ngày nếu vợ sinh mổ hoặc đẻ non.

Hưởng chế độ và trợ cấp nếu không may bị tai nạn lao động

Với bất kỳ vấn đề tai nạn nào thì đây đều là những điều rất đáng tiếc, vì vậy, BHXH có những chính sách hỗ trợ người lao động không may bị tai nạn khi đang làm việc, cụ thể như sau:

  • Suy giảm 5% – 30% lao động được trợ cấp 5 lần lương cơ sở và mức độ suy giảm tăng thêm 1% sẽ hưởng thêm ½ lần lương cơ sở.
  • Hưởng theo thâm niên đóng BHXH đối với mức suy giảm lao động 5% – 30%: Dưới 1 năm hưởng 0.5% mức lương đóng BHXH trước khi nghỉ việc và cứ đóng thêm 1 năm được hưởng thêm 0.3%.
  • Trường hợp suy giảm trên 31% được hưởng 30% lương cơ sở và sẽ được cộng thêm 2% nếu mức độ đó tăng thêm 1%.

Bên cạnh đó còn có chế độ dành cho trường hợp suy giảm khả năng lao động tối thiểu 81% với các chấn thương nặng sẽ có mức trợ cấp theo lương cơ sở.

Hưởng trợ cấp nếu người tham gia BHXH qua đời

Sinh lão bệnh tử là điều tất nhiên của cuộc sống, vì thế, mức trợ cấp này là cách mà xã hội và nhà nước bù đắp cho những tổn thất của người thân trong gia đình của người tham gia BHXH bằng vật chất với 3 chế độ: Trợ cấp mai táng, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần.

  • Chi phí mai táng: Tính bằng 10 lần lương cơ sở ở thời điểm mà người tham gia BHXH qua đời.
  • Trợ cấp hàng tháng: Sẽ được áp dụng với người tham gia BHXH bắt buộc và mức trợ cấp bằng 50% lương cơ sở và 70% nếu không có người thân trực tiếp nuôi dưỡng.
  • Trợ cấp hưởng một lần: Tính bằng 1.5 – 2 lần mức lương bình quân đóng BHXH hàng tháng.

Chính vì vậy, để biết chính xác mức hưởng từ bảo hiểm, bạn cần biết được các lợi ích và cách tính bảo hiểm xã hội để được hưởng trọn vẹn các chế độ và mức trợ cấp.

Cách tính bảo hiểm xã hội như thế nào?

Cách tính bảo hiểm xã hội một lần

Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định về cách tính BHXH 1 lần sẽ dựa trên số năm đã đóng BHXH và mỗi năm được tính như sau:

Mức hưởng=(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)+(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

Trong đó:

  • Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng.
  • Thời gian đóng BHXH nếu có tháng lẻ thì từ tháng 1-6 được tính là ½ năm và từ tháng 7-11 tính là 1 năm.

Mức bình quân lương tháng đóng BHXH tính như sau:

Mbqtl=(Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm):Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó, mức điều chỉnh hàng năm của người lao động được áp dụng theo Điều 2 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

NămTrước 19951995199619971998199920002001200220032004200520062007
Mức điều chỉnh5,014,254,023,893,613,463,523,533,403,293,062,822,622,42
Năm20082009201020112012201320142015201620172018201920202021
Mức điều chỉnh1,971,841,691,421,301,221,181,171,141,101,061,031,001,0

Mức đóng khi tham gia bảo hiểm xã hội

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc: (Đối với lao động Việt Nam)
Người sử dụng lao độngNgười lao động
BHXHBHTNBHYTBHXHBHTNBHYT
Hưu trí-tử tuấtỐm đau-thai sảnTNLĐ-BNN (*)Hưu trí-tử tuấtỐm đau-thai sảnTNLĐ-BNN
14%3%0.5%1%3%8%1%1.5%
21.5%10.5%
Tổng 32%

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn thì chỉ đóng 0.3%, trong điều kiện được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận.

  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Người lao động được quyền tự chọn mức đóng dựa trên mức thu nhập của bản thân, cách tính:

Mức đóng BHXH theo tháng=22%xMức thu nhập chọn đóng BHXHSố tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH

Trong đó, số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH dựa theo tỷ lệ % trên mức BHXH hàng tháng, cụ thể như sau 3 đối tượng sau:

STTĐối tượng% Hỗ trợSố tiền hỗ trợ/tháng năm 2021 (VND)
1Hộ nghèo30%700.000 x 22% x 30% = 46.200 VND
2Hộ cận nghèo25%700.000 x 22% x 25% = 38.500 VND
3Khác10%700.000 x 22% x 10% = 15.400 VND

Điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

Theo quy định khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 thì người lao động được rút BHXH một lần khi nằm trong các trường hợp như sau:

  • Người đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định (chưa đủ 20 năm đóng).
  • Người ra nước ngoài để định cư có thể rút BHXH một lần nếu có tham gia.
  • Lao động nữ từ 55 tuổi là cán bộ, công chức xã chưa đủ 15 đóng BHXH và dừng không tham gia BHXH tự nguyện nữa.
  • Quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, hạ sĩ quan, học viên quân đội hoặc công an…khi xuất ngũ, thôi việc nhưng không đủ để hưởng lương hưu thì có thể hưởng BHXH một lần.
  • Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 1 năm thôi việc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện sau 1 năm không đóng và chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
  • Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Xơ gan cổ chướng, bại liệt, ung thư, lao nặng, nhiễm HIV và chuyển sang giai đoạn AIDS hoặc những căn bệnh nặng khác theo quy định của Bộ Y Tế thì có thể hưởng BHXH 1 lần.
cách tính bảo hiểm xã hội

Trên đây là bài viết cách tính bảo hiểm xã hội cùng các lợi ích và những thông tin cơ bản mà bạn cần biết khi đóng BHXH. Mong rằng bài viết này của team New Rich đã giúp bạn hiểu hơn về các chế độ và trợ cấp của BHXH.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *