image1 602w371h

Quan Hệ Công Chúng Là Gì?

Quan hệ công chúng là gì? Nó là tên gọi của khái niệm tiếng Anh Public Relations. Do đó nhiều người gọi ngắn gọn là PR. Đây được xem là một ngành học và ngành làm việc đầy năng động với mức thu nhập cao. Không những thế, giá trị mà nó mang đến cho doanh nghiệp là không hề nhỏ. Chính vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một cơ hội việc làm hoặc đang phân vân chọn trường, các thông tin dưới đây của team New Rich chắc chắn sẽ rất hữu ích.

Quan hệ công chúng là gì và có ý nghĩa gì?

Quan hệ công chúng, hiểu sát nghĩa thì chính là thiết lập mối quan hệ với công chúng. Có nghĩa là, mối quan hệ đó sẽ được thiết lập thông qua quá trình giao tiếp với công chúng. Thông qua giao tiếp này, cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức, thậm chí là chính phủ sẽ xây dựng được sự hiểu biết của công chúng về họ. Từ đó, thiết lập nên mối quan hệ có lợi giữa tổ chức doanh nghiệp với công chúng nói chung.

Quan Hệ Công Chúng Là Gì

Hay hiểu theo một cách khác đơn giản hơn, đó chính là việc mà một doanh nghiệp xây dựng hình ảnh công ty mình và thuyết phục công chúng tin vào điều đó. Các giá trị của thương hiệu cần phải được lan truyền theo nhiều cách khác nhau, mà chủ yếu là thông qua truyền thông nội bộ và truyền thông công chúng: tivi, báo đài…

Quan hệ công chúng có ưu nhược điểm gì?

Xây dựng được hình ảnh doanh nghiệp chuyên nghiệp và đồng bộ là ưu điểm lớn của quan hệ công chúng. Hơn nữa, hình thức này rất đáng tin cậy và chi phí cũng không cao.

Có thể thấy được, các thông tin PR sẽ hướng đến một nhóm đối tượng cụ thể. Thông qua tính lan truyền của tin tức, hình ảnh công ty sẽ được xây dựng với đúng bản chất đẹp đẽ mà nó vốn có. Từ đó, khách hàng ngày càng có thiện cảm về doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh vì vậy mà cũng sẽ thuận lợi và đảm bảo được doanh thu tốt hơn.

Quan Hệ Công Chúng Là Gì

Ngoài ra, dĩ nhiên là PR sẽ có nhược điểm nhất định. Hình thức này sẽ truyền tải các nội dung dưới dạng thông tin tin tức và được công chúng đón nhận. Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn có sự kiện gì đó không tích cực thì nó cũng ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp. Chẳng hạn như bê bối của tổng giám đốc hay một sự kiện ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu. Khi đó, các thông tin truyền tải khách quan từ bên thứ 3 chắc chắn sẽ khiến hình ảnh doanh nghiệp sụt giảm trong mắt khách hàng.

Quan hệ công chúng được xem là quảng cáo?

Nhiều người cho rằng, quan hệ công chúng cũng chính là quảng cáo thương hiệu sản phẩm. Tuy nhiên, hai phạm trù này hoàn toàn có nội hàm và giá trị không giống nhau.

Với quảng cáo, doanh nghiệp sẽ bỏ tiền ra để thuê các đơn vị quảng cáo hoặc tự thực hiện các ấn phẩm quảng cáo để giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Khách hàng có quyền tin hay không tin và đa phần thì nhiều khách hàng đều có tâm lý đó chỉ là quảng cáo, nội dung thường được đánh bóng lên. Do đó, niềm tin cũng sẽ không nhiều.

Quan Hệ Công Chúng Là Gì

Trong khi đó, PR lại mang giá trị khác. Đây là một hình thức truyền thống mang giá trị hơn vì nhờ tính xác thực của đơn vị thứ 3. Ví dụ, doanh nghiệp của bạn thực hiện chương trình xây nhà cho người nghèo. Báo chí khách quan đưa tin về vấn đề này. Công chúng sẽ cảm thấy tin tưởng thương hiệu và nội dung truyền thông vì nó mang tính khách quan và được bên thứ 3 xác thực.

Quan hệ công chúng hướng đến những bài viết tạp chí, những chương trình tivi báo đài chứ không phải là các chuyên mục quảng cáo. Các nội dung về PR cũng mang tính đặc thù riêng, đó có thể là một câu chuyện, 1 sự kiện, một sự thay đổi cơ cấu nhân sự hay hành trình doanh nghiệp.

PR là lan truyền thông điệp, quảng cáo là trả phí và kích thích mua hàng. Hiểu đúng được sự khác biệt, chúng ta mới có thể phân biệt được những công việc quảng cáo và truyền thông khác nhau như thế nào, dù 2 khái niệm này thường hay đi chung với nhau.

Ngành quan hệ công chúng sau khi tốt nghiệp sẽ làm những công việc gì?

Sau khi nắm rõ được quan hệ công chúng là gì, chắc chắn bạn cũng sẽ tò mò nếu học ngành này xong thì sẽ làm những công việc liên quan nào?

Quan Hệ Công Chúng Là Gì

Có rất nhiều vị trí mà một sinh viên ngành PR có thể đảm nhiệm:

  • Chuyên viên PR chuyên về tổ chức sự kiện, truyền thông, phụ trách các quan hệ báo chí của doanh nghiệp.
  • Biên tập viên, nhà báo hoặc phóng viên
  • Chuyên viên tư vấn, phân tích, trợ lý tư vấn quan hệ công chúng của doanh nghiệp và các tổ chức nhà nước.
  • Nghiên cứu, giảng dạy ngành PR tại các cơ sở giáo dục.

Không chỉ riêng những người làm trong lĩnh vực truyền thông, bất cứ người làm kinh doanh nào cũng cần hiểu được quan hệ công chúng là gì. Đó là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng được lòng tin và vị thế của mình. Nó cũng cần song hành với quảng cáo để tạo nên hiệu quả tiếp cận khách hàng tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *